Bài tập nhóm về Sự Lãnh đạo - Làm sao để trở thành người lãnh đạo

Vấn đề nghiên cứu trong chương Làm sao để trở thành người lãnh đạo:
(Các bạn có thể download tài liệu này ở cuối trang)
  1. Vai trò và phong cách của người phục tùng.
  2. Các yêu cầu về người phục tùng hiệu quả và cách thức để trở thành người phục tùng hiệu quả.
  3. Phát triển tiềm năng cá nhân và các nguồn sức mạnh của người phục tùng.
  4. Mong muốn của người phục tùng và góp phần vào việc xây dựng một cộng đồng giữa những người phục tùng.
  5. Rút ra bài học kinh nghiệm cho lãnh đạo


Làm sao để trở thành người lãnh đạo
Làm sao để trở thành người lãnh đạo? 
Ý nghĩa của việc nghiên cứu những vấn đề này trong nghiên cứu lãnh đạo:
Lãnh đạo không thể nói đến không người thuộc, lãnh đạo hiệu quả đi đôi với sự phục tùng tốt. Để thực hiện điều này chúng ta phải tìm cách phối hợp lẫn nhau bằng cách nhà lãnh đạo phải biết được những mong muốn của người phục tùng đồng thời vai trò của họ trong tổ chức để làm cách nào thúc đẩy mối quan hệ này. Theo định nghĩa về lãnh đạo chỉ mối quan hệ ảnh hưởng giữa con người cụ thể là người lãnh đạo và người phục tùng, những người mong muốn sự thay đổi, mong muốn kết cục có thể đạt được mục đích. Vì vậy để tạo nên một người phục tùng hiệu quả thì trong đó có một phần lớn vai trò của nhà lãnh đạo. Những nhà lãnh đạo nắm giữ và chịu trách nhiệm đối với những việc sẽ sảy đến trong bộ phận họ quản lý, và cũng như việc phân quyền trách nhiệm và quyền hạn đến những người phục tùng của họ trong việc giải quyết những vấn đề.  Nhà lãnh đạo phải tìm cách tạo ra môi trường để người phục tùng đóng góp, họ cảm nhận được sự tôn trọng, công nhận, phát triển cá nhân và thấy xứng đáng với những gì mình đã cống hiến. Để làm sáng tỏ chúng thì chính là mục tiêu nghiên cứu của nhóm.

Các bí quyết trở thành nhà lãnh đạo giỏi


NỘI DUNG
I. VAI TRÒ VÀ PHONG CÁCH CỦA NGƯỜI PHỤC TÙNG
I.1 Vai trò của người phục tùng
*                Khả năng của người phục tùng thì quan trọng trong việc thương thảo với năng lực lãnh đạo cho một vài vấn đề.
Đầu tiên là, những người phục tùng và những người lãnh đạo đều có những vai trò quan trọng cơ bản mà nó chuyển dịch  các cá nhân đi vào hoặc đi ra trong điều kiện khác nhau. Mọi người- những nhà lãnh đạo bao gồm- là một người đi theo tại một thời gian này hoặc là một thời gian khác. Thực vậy, hầu hết những cá nhân, thậm chí đều ở trong một vị trí có quyền lực một vài người là chủ hay là người giám sát cấp cao. Những cá nhân thường là những người phục tùng hơn là những nhà lãnh đạo.
Thứ hai là, mối liên hệ ảnh hưởng lẫn nhau giữa những nhà lãnh đạo và những người phục tùng. Theo những ý nghĩa này thì tại một vị trí lãnh đạo xác định, một người sẽ chịu ảnh hưởng với những hoạt động và các thái độ của những người phục tùng. Thực vậy, những lý thuyết ngẫu nhiên được dựa trên cách thức mà những nhà lãnh đạo làm cho thích nghi các hành vi của mình để đối phó với những tình huống, đặc biệt là đối với những người phục tùng của họ. Vì vậy, bản chất về mối quan hệ lãnh đạo-phục tùng bao gồm sự chia sẻ lẫn nhau, sự hưởng lẫn nhau. Ảnh hưởng của những người phục tùng đối với một nhà lãnh đạo có thể đề cao nhà lãnh đạo hay có thể tăng cường các thiếu sót từ nhà lãnh đạo.
Thứ ba là, nhà lãnh đạo mong muốn có được những người phục tùng xuất sắc. Thêm vào đó là sự biểu lộ sáng kiến, tính độc lập, sự nhiệt tình để hoàn thành mục tiêu, và sự can đảm, một người phục tùng có thể cung cấp sự hỗ trợ hăng say cho một nhà lãnh đạo nhưng không đối với phạm vi mà người phục tùng đã mắc phải sai lầm để thử thách nhà lãnh đạo người mà có ảnh hưởng lớn đến giá trị và mục tiêu của tổ chức. Điều này thì không có gì là khác biệt với vai trò nhà lãnh đạo. Cả vai trò nhà lãnh đạo và người phục tùng thì đều quan trọng, họ có thể đạt được sự chia sẻ quan điểm lẫn nhau. Nguồn gốc của lãnh đạo xuất phát từ trong quân sự, quân đội thường cung cấp những sự hiểu biết bên trong về sự tương tác giữa nhà lãnh đạo và người phục tùng. Một nghiên cứu về sự hoàn thiện cá nhân của Navy - Mỹ đã tìm ra khả năng nổi bật được bố trí bởi những người phục tùng người mà hỗ trợ những nhà lãnh đạo của họ nhưng cũng tiếp thu các sáng kiến và đã không tránh khỏi sự khởi đầu và những mối liên lạc với các nhà lãnh đạo cấp cao.
*                Khả năng trở thành nguồn lực cho nhà lãnh đạo
 Những người phục tùng hướng bản thân họ vào mục đích và viễn cảnh của tổ chức. Họ phải biết về viễn cảnh và mục tiêu và giúp đạt được chúng. Họ thấu hiểu ảnh hưởng của họ đối với thành tích của tổ chức. Theo cách này, những người phục tùng là một nguồn lực của sức mạnh và hỗ trợ cho nhà lãnh đạo. Sự hoà nhập này đòi hỏi phải hiểu được vị thế của nhà lãnh đạo, nghĩa là phải hiểu được mong muốn, mục tiêu và sự ép buộc của  họ. Vì thế, một người phục tùng hiệu quả có thể bổ sung cho những điểm yếu kém của nhà lãnh đạo bằng chính sức mạnh của người phục tùng. Tương tự, những người phục tùng hiệu quả sẽ nói rõ mục đích cá nhân của họ và những tài nguyên họ mang tới cho tổ chức. Những người phục tùng hiệu quả cho những người lãnh đạo biết về những mong muốn , sự tin tưởng, ý kiến cá nhân và sự kiềm chế. Hơn nữa những người lãnh đạo và những người phục tùng có thể hiểu biết các hoạt động trong ngày và các vấn đề của nhau, các tài nguyên tốt hơn họ có thể trao đổi lẫn nhau. Ví dụ, một nhóm những công nhân tật nguyền có được thuận lợi cuộc họp mặt nhằm thuê những chiếc xe lăn để họ trở thành hội viên, sau này sẽ cố gắng di chuyển xung quanh nhà máy. Nhận thức rõ được những gì mà công nhân phải đối mặt, những đoạn đường dốc của nhà máy được cải thiện, và thế là những công nhân tật nguyền trở thành nguồn lực tốt cho tổ chức.

  Tại một vài tổ chức, các nhà lãnh đạo có thể giúp phát triển những người phục tùng hiệu quả cũng như những người phục tùng hiệu quả phát triển những người lãnh đạo tốt hơn. Đây là mối quan hệ hai chiều. Năng lực của những người thuộc cấp, những nhà lãnh đạo và tổ chức thì khác nhau phụ thuộc vào một người khác.
  Ngày nay, người phục tùng có thể và làm chủ ở một mức độ nào đó với người phục tùng khác và với lãnh đạo của họ. Người lãnh đạo cần nhận thấy rõ họ không còn là người chiếm hữu duy nhất của quyền lực và ảnh hưởng lên đơn vị làm việc của họ nữa. Người phục tùng với những kỹ năng có giá trị và kinh nghiệm có thể có năng lực để sử dụng quyền lực chuyên môn ảnh hưởng đến người khác. Thậm chí những nhân viên ở vị trí thấp trong hệ thống quyền lực có thể dựa vào chính mình và vị trí quyền lực của mình để ảnh hưởng đến những người ở vị trí cấp cao hơn, bằng cách đó ảnh hưởng lên tổ chức và giành được những vai trò trong sự lãnh đạo. Những nguồn lực cá nhân có sức mạnh bao gồm kiến thức, sự thành thạo, sự nỗ lực và sự tin tưởng. Những nguồn lực vị trí có sức mạnh bao gồm thông tin, vị trí và cơ hội.
  Truyền đạt thông tin và tìm kiếm thông tin phụ thuộc vào vị trí của mình đang nắm giữ. Một vị trí trung tâm tạo ra uy quyền, bởi người phục tùng ở vị trí này sẽ có hiểu biết nhiều hơn và đóng góp nhiều hơn trong công việc. Cuối cùng phương tiện để mọi người và thông tin trong tổ chức tiếp cận với người phục tùng ở một vị trí nào đó là thiết lập một mối quan hệ xuyên suốt trong tổ chức với một mạng lưới quan hệ. Trong một vài hoàn cảnh người phục tùng chỉ phải sử dụng quyền lực hơn lãnh đạo của họ.
  Một vài nghiên cứu cho rằng hiệu quả lãnh đạo phụ thuộc vào tính cách của người lãnh đạo và tính cách của người phục tùng. Mặc dầu mọi người đều có những đặc điểm khác nhau trong tính cách nhưng chỉ có một vài đặc điểm là phù hợp với khả năng điều khiển. Những người mà tin rằng họ có thể kiểm soát được số phận của họ được xem là những người có sự điều khiển bên trong, họ tin rằng họ có thể ảnh hưởng đến mọi người và điều khiển công việc của họ. Người phục tùng với sự điều khiển bên trong sẽ tìm kiếm sự cần bằng giữa công việc và cuộc sống. Nhiều người, người mà có “ số phận của những con tốt” cho rằng có sự điều khiển bên ngoài, họ không có khả năng điều khiển hay ảnh hưởng trong công việc của họ. Khả năng điều khiển của người phục tùng bị ảnh hưởng bởi sự chọn lựa cấp trên, những người mà lãnh đạo họ.
I.2  Phong cách của người phục tùng
Mặc dù người phục tùng có tầm quan trọng và đóng một vai trò cơ bản trong sự thành công của vài sự cố gắng, nhưng nghiên cứu trên các chủ đề thì có giới hạn. Một học thuyết về khả năng của người phục tùng được đưa ra bởi Robert E Kelley, người chỉ đạo các buổi phỏng vấn dài giữa những nhà lãnh đạo và những người phục tùng và đã thấy đến 5 kiểu khác nhau về người phục tùng.
Những phong cách của những người phục tùng này thì được phân biệt theo hai chiều hướng được minh hoạ hình bên dưới
Ø    Chiều hướng thứ nhất là bản chất độc lập, trường phái phê phán mâu thuẫn tính phụ thuộc, trường phái không phê phán.
·  Trường phái độc lập nhắc lại cuộc thảo luận của chúng ta về sự lệ thuộc trong chương V; những người thuộc trường phái phê phán, độc lập thì quan tâm đến ảnh hưởng hành vi của con người trong việc đạt được những mục tiêu của tổ chức. Họ có kiến thức đáng kể về những hoạt động của những người chủ của họ và những hoạt động của những người khác. Họ có thể nắm được sự ảnh hưởng của những quyết định trên viễn cảnh được lập ra bởi nhà lãnh đạo và đưa ra cái phê bình xây dựng, sự đổi mới, và cải tiến.
·  Ngược lại, người thuộc trường phái phụ thuộc, không phê phán, không xem xét triển vọng sau những gì anh ấy hay cô ấy được nghe, không đóng góp sự giàu có cho tổ chức và chấp nhận những quan điểm của nhà lãnh đạo mà không phê phán.
Ø    Chiều hướng thứ hai về phong cách người phục tùng chủ động là sự chống lại hành vi bị động.
  Một cá nhân tham gia một cách chủ động đầy đủ vào một tổ chức cam kết hành vi trong giới hạn công việc chứng minh khả năng làm chủ và đề xướng cách giải quyết vấn đề và cách ra quyết định. Một cá nhân bị động được mô tả như là một sự cần thiết cho việc bị giám sát thường xuyên và thúc đẩy bởi các nhà quản trị cấp cao.
  Sự bị động thì liên quan tới sự lười nhác; một người bị động làm không điều gì là không bị yêu cầu và trốn tránh trách nhiệm. Trường hợp nói một người là chủ động hay bị động, độc lập hay không phê phán độc lập là để xác định liệu rằng cô ấy hay anh ấy là một người phục tùng bị làm cho xa cách, một người bị động, một người đi theo, một người tồn tại thực tế, hay là một người phục tùng xuất sắc như được chỉ ra tại mục bên dưới
  
+Người phục tùng không thân thiện: họ có thể là những người có năng lực nhưng không sẵn sàng đóng góp trong công việc tổ chức, không tham gia vào sự phát triển các tình huống cho những vấn đề những điều sai sót mà họ thấy.  là  những người phục tùng hiệu quả có kinh nghiệm trong các thất bại và các khó khăn có thể được sửa chữa bởi những người lãnh đạo cấp cao. Họ có thể là những người thụ động hoặc độc lập và không thoả mãn với tổ chức.
Lấy ví dụ, Barry Paris trải qua hơn 10 năm thảo ra và xoá bỏ cho Pittsburgh Post-Gazett, nơi mà cô ta được biết về thái độ tồi tệ của anh ấy thiếu sự nhiệt tình và làm việc nhóm. Thậm chí Paris nhận ra rằng anh ta đã phí thời gian cho việc suy nghĩ những gì anh ấy hiểu được về đạo đức giả của mục tiêu nghề báo chí. “Tôi có thể chưa bao giờ từ bỏ bản thân mình với nó”. Paris đã nói như vậy. Vì thế, hơn là làm điều tốt nhất của anh ấy và việc cố gắng giúp người khác duy trì những tiêu chuẩn về sự liêm chính, anh ta đã cho phép sự phản đối và hoài nghi tràn lan trong công việc của anh ấy.
+ Người phục tùng tuân thủ: là những người chủ động nhưng không sử dụng những kỹ năng thuộc trường phái phê phán trong hành vi nhiệm vụ của họ, làm bất kì việc nào có thể để tránh sự xung đột và không đưa ra ý kiến gì, họ thích hợp với những nhà lãnh đạo độc đoán Theo một ý nghĩa khác, một người phục tùng đem đến một vài điều một cách cơ bản và tất cả những sự sắp xếp bất chấp những nhiệm vụ. Người này sẵn sàng tham gia nhưng không xem xét kết quả những gì họ yêu cầu để làm- thậm chí tại rủi ro của việc đóng góp vào một sự cố gắng đầy tai hại. Một người đi theo được quan hệ chỉ để tránh sự xung đột. Thực vậy, phong cách này được rút ra từ những qui tắc cứng nhắc và môi trường độc đoán mà những người lãnh đạo biết được việc tiến cử những thuộc cấp như là một sự thách thức và đe doạ. Khi Kelley, tác giả đã phát triển hai chiều hướng về người phục tùng, được tham khảo về cách thức để phát triển nhân viên tính sáng tạo và đổi mới trong công việc đối với một công ty dầu, mỗi bộ phận hầu như giống hệt nhau, tiếp cận những chính sách hà khắc của công ty mà ngăn chặn những biểu hiện cá nhân. Đây là loại môi trường đặc biệt mà cản trở những người phục tùng hiệu quả và tạo ra những người đi theo.
+Người phục tùng bị động: tỏ ra vừa  là trường phái không phê phán, phụ thuộc vừa không là tham gia chủ động và nhiệt tình trong công việc, họ không có sự sáng tạo cũng như khả năng làm việc độc lập và thường thiếu tinh thần trách nhiệm. Hoạt động của họ là bị giới hạn trong những việc họ được chỉ đạo để làm, và họ làm những điều này chỉ với sự giám sát khắt khe. Những người phục tùng bị động xa rời suy nghĩ của những người lãnh đạo của họ. Thông thường, tuy vậy, phong cách này là kết quả của một nhà lãnh đạo người mà mong muốn và khuyến khích hành vi bị động. Những người phục tùng học điều đó để chứng minh sự sáng tạo, chấp nhận trách nhiệm, hay suy nghĩ một cách sáng tạo thì không được thưởng và có lẽ thậm chí là bị phạt bởi những nhà lãnh đạo, vì vậy họ phát triển tính bị động một cách tăng lên. Những người phục tùng bị động thì thường là kết quả của những nhà lãnh đạo người mà điều khiển hết những người khác và người mà phạt những lỗi lầm.
+ Người phục tùng hiệu quả: là những người có sự phê phán, suy nghĩ độc lập và chủ động tham gia vào công việc của nhóm. Họ thường đưa ra những ý tưởng phù hợp, có sự sáng tạo, năng động và làm việc tận tuỵ hướng tới đạt được mục tiêu của tổ chức. Họ không sợ xung đột, có ý tưởng đổi mới. Những người phục tùng hiệu quả đối xử như nhau với những người đi trước họ bất kể những vị trị của họ trong tổ chức. Họ không cố gắng để tránh những rủi ro hay xung đột. Hiếm khi, những người phục tùng hiệu quả có dũng khí để đề xướng sự thay đổi và đặt bản thân họ vào một rủi ro hay trong những tình trạng xung đột với những người khác, thậm chí là người lãnh đạo của họ, để phục vụ cho những lợi ích tốt nhất cho tổ chức.
Tiêu biểu cho cả tính quan tâm và sự sẵn lòng để hành động, những người phục tùng hiệu quả nhận biết được một tổ chức thì hiệu quả. Họ có khả năng quản trị bản thân mình, họ nhận thức được điểm mạnh và điểm yếu ngay trong bản thân mình và trong tổ chức, họ quan tâm để làm cho bản thân mình ngày càng tốt hơn, họ làm việc với sự cạnh tranh phía trước, những hướng giải quyết, tác động xác định. Những người phục tùng hiệu quả thì không hề bất lực và họ biết được điều đó. Kết quả là, họ không thất vọng tại những vị trí của họ, không bực tức và điều khiển những người khác hoạt động.
+ Người phục tùng thực dụng: Họ là những người đứng giữa trong mọi trường hợp trên, tuỳ thuộc vào hoàn cảnh mà họ áp dụng cách thức thực hiện phù hợp. Người phục tùng thực dụng có những phẩm chất trong tất cả bốn cấp độ- phụ thuộc vào phong cách để làm phù hợp với tình huống thông thường. Người phục tùng kiểu này sử dụng bất cứ cách thức nào đem lại lợi nhuận tốt nhất tại vị trí họ nắm giữ và  tối thiểu hoá những rủi ro. Người này  thường xuất hiện khi tổ chức đang đi đến thời kỳ tuyệt vọng và những người phục tùng tìm thấy những gì bản thân họ phải làm để vượt qua khó khăn.
Trong phạm vi vài công ty được cho, khoảng 25 đến 35% những người phục tùng có khuynh hướng thực tế, tránh được những rủi ro và gia tăng uy tín, thường vì những lý do chính trị. Những người được chọn trong chính phủ thường minh hoạ cho phong cách người phục tùng này bởi vì họ có những chương trình nghị sự riêng của họ và có một khoảng thời gian ngắn để bổ sung mình. Họ có thể lôi cuốn được những cá nhân cần thiết mà bản thân họ có thời gian giới hạn để hoàn thành mục tiêu, và sẵn sàng làm bất cứ điều gì cần thiết để tiếp tục tồn tại trong cuộc hành trình ngắn.
II. CÁC YÊU CẦU VỀ NGƯỜI PHỤC TÙNG HIỆU QUẢ VÀ CÁCH THỨC ĐỂ TRỞ THÀNH NGƯỜI PHỤC TÙNG HIỆU QUẢ
II.1 Các yêu cầu đặt ra đối với người phục tùng hiệu quả

  Khả năng phục tùng hiệu quả thì thường không dễ dàng. Sự can đảm và tính hoà cần thiết cho những người phục tùng  cũng như những nhà lãnh đạo. Quả thực, thỉnh thoảng những người phục tùng cần thiết hơn ngay cả một kinh nghiệm đối với những đặc điểm này bởi vì vị trí thuộc cấp của họ. Để hiệu quả, những người phục tùng phải biết rằng họ dựa trên và được sẵn sàng để bày tỏ những ý kiến và quan điểm chủ quan của họ cho những nhà lãnh đạo, dù là điều này có thể có những rủi ro cho công việc của họ, đang tự hạ mình hay cảm thấy không thoả đáng. Những người phục tùng hiệu quả sẵn sàng chấp nhận trách nhiệm, phục vụ nhu cầu cho tổ chức, thách thức quyền lực, tham gia vào sự chuyển đổi và rời bỏ tổ chức khi cần thiết.

1.Sự sẵn sàng để thừa nhận trách nhiệm
  Những người phục tùng hiệu quả cảm thấy có ý thức về trách nhiệm cá nhân và khả năng làm chủ trong tổ chức và sứ mệnh của nó. Vì vậy, người phục tùng thừa nhận trách nhiệm về tư cách đạo đức của họ và  sự ảnh hưởng của nó đối với tổ chức. Những người phục tùng hiệu quả thì không dám cho là một nhà lãnh đạo hay một tổ chức thì cung cấp cho họ sự an toàn, cho phép họ hành động hay là sự phát triển cá nhân. Thay vì vậy, họ bắt tay với những cơ hội mà họ có thể đạt được sự hoàn thiện cá nhân, thực hiện khả năng tiềm tàng của họ, và cung cấp cho tổ chức về quy mô đầy đủ nhất về khả năng tiềm tàng của họ.
  Dưới đây là ví dụ về  lãnh đạo đối với Chuck Lucier: Chuck Lucier của Booz, Allen & Hamilton cho rằng những người phục tùng hiệu quả là trụ cột (linchpin) của tổ chức. Bởi vì họ hiểu mong muốn của tổ chức cũng như mục tiêu của ông chủ. Ông cho rằng, những người phục tùng có thể phát triển phương pháp của họ và đưa tổ chức tiến về phía trước.
Lucier nhắc lại, ông ấy công nhận rằng trách nhiệm giống như một người cộng sự cấp dưới trẻ tuổi hơn một thập kỷ trước đây. “Tôi đã giành lấy một công việc mạo hiểm bởi sự đứng lên và nói ‘đây là một tổ chức không hoàn thiện (lý tưởng); có các cơ hội lớn bị sai lầm  và tôi muốn từ bỏ các giải pháp’. “sự sẵn sàng của ông ấy để bước về phía sự lãnh đạo của ông chủ nhằm chấp nhận Lucier trong việc đánh giá nghiên cứu chiến lược của công ty. Mặc dù một trong số những cấp trên của anh ấy cảnh báo cho anh ấy rằng không ai được chấp nhận một sự đánh giá của một nghiên cứu như vậy “vẫn còn xung quanh 3 năm về sau”. Lucier tiêu tốn toàn bộ công sức của mình vào nhiệm vụ với niềm tin mình sẽ tạo ra một sự khác biệt thực sự. Anh và nhóm của anh đã giới thiệu những gì mà Booz và Allen giữ phương pháp khác biệt để làm việc với các khách hàng. Hơn nữa, có sự không phù hợp giữa các khách hàng lớn và công việc ở một số dự án nhỏ. Vì sao không làm các dự án nhiều hơn và lớn hơn cho một số ít các khách hàng chính. Chiến lược là thành công. Booz Allen đã cắt bớt khách hàng cơ sở và thu nhập tăng gấp đôi. Lucier đã sống sót qua “ ba năm” – thời kỳ đã được cảnh báo từ ông chủ của anh. Bây giờ anh ta đã là một phó chủ tịch kỳ cựu có thâm niên 19 năm của Booz, Allen & Hamilton.
2.Sự quyết tâm phụng sự: một người phục tùng hiệu quả biết rõ những mong muốn của tổ chức và hăng hái tìm kiếm để phụng sự những mong muốn này. Những nhà lãnh đạo có thể phụng sự những người nhưng cũng có thể là những người phục tùng. Một người phục tùng có thể cung cấp sức mạnh tới người lãnh đạo bởi việc hỗ trợ cho những quyết định của người lãnh đạo và bởi việc cộng tác với tổ chức trong những lĩnh vực mà có thể bổ sung cho người lãnh đạo. Bởi sự biểu lộ lòng phụng sự người khác hơn chính bản thân họ. Những người phục tùng hành động cho sứ mệnh của tổ chức với một đam mê ngang bằng với người lãnh đạo. Giống như phó tổng thống dưới thời Ronald Reagan, George Bush đã được thừa nhận giống như một người phục tùng đặc biệt. Cho dù anh ta có những quan điểm của chính mình và đôi khi bất đồng ý kiến với tổng thống, Bush đã giấu kín những điều này một cách công khai và hỗ trợ Reagan cho lợi ích của các nước.
3.Sự quyết tâm phản đối
Mặc dù những người phục tùng hiệu quả phụng sự và hỗ trợ những người khác nhưng họ không từ bỏ sự liêm chính của cá nhân họ hoặc lợi ích của tổ chức trong các hợp đồng để giữ cân bằng về quyền lợi. Nếu những hành động và quyết định của một người lãnh đạo mà trái ngược với lợi ích, quyền lợi tốt nhất của tổ chức thì những người phục tùng hiệu quả sẽ kháng cự ngay lập tức. Ở U.S, quân đội dạy những người lính đó là họ nhiệm vụ không tuân theo mệnh lệnh nếu như mệnh lệnh đó là trái pháp luật và không đúng đạo lý. Nhà lãnh đạo giỏi muốn có những người phục tùng phản đối của họ. Khi ông ấy là một CEO của IBM, Lou Gestner theo Larry Ricciardi như một phó chủ tịch và luật sư tổ chức, mắc dù ông biết rằng Ricciardi có thể phản đối suy nghĩ và quyết định của ông. Nhà lãnh đạo cũng là những con người và họ cũng mắc sai lầm. Những nhà lãnh đạo hiệu quả phụ thuộc vào những người phục tùng mà họ có quyết tâm phản đối.


4.Sự quyết tâm tham gia vào sự thay đổi.
Những người phục tùng hiệu quả coi sự nỗ lực lớn của việc chuyển đổi tập đoàn và sự biến đổi như là một kinh nghiệm chung được chia sẻ bởi tất cả các thành viên của tổ chức. Khi một tổ chức trải qua một sự biến đổi khó khăn, những người phục tùng hiệu quả hỗ trợ người lãnh đạo và tổ chức. Họ không sợ phải đương đầu với các thay đổi và làm việc với mục đích phục hồi lại tổ chức. David Chislett của Imperial Oil’s Dartmouth, nhà máy tinh chế dầu Nova Scotia đã phải đương đầu với cuộc kiểm tra đầy  dũng khí này. Nhà máy lọc dầu có hiệu quả kém nhất trong ngành và uỷ ban các giám đốc đưa ra sự quản lý trong chín tháng nhằm sắp xếp các thứ xung quanh lại với nhau. Ông chủ của Chislett yêu cầu anh từ bỏ vị trí quản lý và trở lại nhiệm vụ của một người đi làm công ăn lương giống như một phần của của toàn bộ chiến lược chuyển đổi. Anh đã bằng lòng với yêu cầu này, do đó đã góp phần vào sự thành công trong sự chuyển đổi của nhà máy lọc dầu.
5. Sự quyết tâm ra đi
Đôi lúc sự thay đổi của tổ chức hay cá nhân tạo ra tình thế mà trong đó người phục tùng phải rút lui từ một người lãnh đạo đặc biệt – quan hệ người phục tùng. Nếu những người phục tùng đối mặt với nhà lãnh đạo hay tổ chức chưa sẵn sàng để tạo nên sự thay đổi ngay lập tức thì đó là thời gian để nắm lấy sự hỗ trợ của họ từ nơi khác. Cho ví dụ, Dianne Martz đã cam đảm rời bỏ công việc bán hàng tại một công ty dược khi cô ấy học về thủ đoạn giấu diếm thông tin, mà những thông tin này giúp bán hàng nhưng không có khách hàng. Cô ấy khám phá ra rằng HIV có mặt trong a clotting factor của các bệnh nhân hemophilia, và những bác sĩ và ngành bán thuốc này đã biết về nó 2 năm trước khi họ nói cho bất cứ ai. Giống như một người mẹ của một đứa con trai hemophiliac, Martz không thể bào chữa cho sự tham gia của cô ấy trong công ty. Một số lý do khác cho sự ra đi là sự khát khao của con người để dịch chuyển những thời kỳ khác nhau trong cuộc đời của họ. Đôi khi con người biết họ muốn có một nhiệm vụ khó khăn mới, nhưng họ có thời gian nặng nề khi phải từ bỏ một công việc thoải mái hơn, nơi mà họ đã rất hạnh phúc và có một vài người bạn và những đồng nghiệp quý trọng.
6. Xây dựng mối quan hệ với nhà lãnh đạo 
Những người phục tùng hiệu quả làm việc hướng đến một mối quan hệ thật sự với những nhà lãnh đạo của họ, nó bao gồm phát triển uy tín và nói ngay thẳng trên cơ sở uy tín đó. Bởi việc xây dựng một mối quan hệ với một nhà lãnh đạo, một người phục tùng tạo ra một sự tương tác có ý nghĩa hơn cho tổ chức. Hơn nữa, mối quan hệ được thấm nhuần với sự tôn trọng lẫn nhau hơn là quyền lực và sự phục tùng. Wes Walsh đã sử dụng sự tương quan lẫn nhau này để tạo ra một mối quan hệ với ông chủ của anh ta điều đó cực đại ảnh hưởng lên phía trên của anh ta.
7. Chiến lược cho việc quản trị lên trên
Có một sự thừa nhận đang gia tăng là làm thế nào để những người phục tùng quản lý được những người lãnh đạo của họ cũng quan trọng như việc làm thế nào để những nhà lãnh đạo quản lý được họ. Đa số những người phục tùng tại một số điểm hay than phiền về sự kém cỏi của người lãnh đạo. Ví dụ như sự thiếu hụt khả năng của nhà lãnh đạo trong việc lắng nghe, cổ vũ, động viên hoặc công nhận sự nỗ lực của những người phục tùng. Tuy nhiên, những người phục tùng hiệu quả thay đổi quan hệ nhà lãnh đạo – người phục tùng bằng sự cố gắng nhằm cải thiện  nhà lãnh đạo của họ hơn là việc phê bình hay chỉ trích họ. Để có hiệu quả, những người phục tùng phát triển những việc làm có ý nghĩa, những nghĩa vụ - mối quan hệ liên quan với  ông chủ của họ mà nó cho phép tăng thêm giá trị vào tổ chức, thậm chí khi những ý kiến của họ là bất đồng với ông chủ. Bạn có thể có được những kinh nghiệm này với một giáo viên hoặc huấn luyện viên đặc biệt. Ví dụ, các sinh viên là những người cảm thấy thích thú khi ở trong lớp thỉnh thoảng được phản đối giáo viên trong một chủ đề như là cách để mở rộng suy nghĩ của giáo viên và nâng cao kinh nghiệm học tập cho mọi người.
            Những người phục tùng cần phải ý thức được thái độ cư xử mà nó có thể quấy rối và làm cho nhà lãnh đạo cảm thấy khó chịu với việc xây dựng một mối quan hệ hiệu quả. Một tạp chí kinh tế gần đây đã phỏng vấn người có nhiều quyền lực và những người làm họ tức giận và nhận ra 30 cách cư xử xấu (tội nhẹ) đó là những người phục tùng thường giao phó mà không ý thức được nó.
          Phần lớn quan hệ giữa người lãnh đạo và người phục tùng được mô tả bởi sự xúc động nào đó và hành vi dựa vào quyền thế và sự phục tùng. Người lãnh đạo là một nhân vật có quyền thế và có thể đóng vai trò lớn không tương xứng trong tâm trí của người phục tùng. Người phục tùng khi tự mình nhận thấy sự quá khắt khe từ người lãnh đạo của họ, họ sẽ chống đối hoặc bị động.
  Irvin D. Yalom, một giáo sư tâm thần học và là tác giả của cuốn tiểu thuyết Lying on the Couch và When Nietzsche Wept, một lần có một bệnh nhân trong nhóm trị liệu tâm lý, cô ta đã nguyền rủa về ông chủ rằng ông ta là một người không bao giờ lắng nghe và từ chối đáp lại cho cô ấy bất kỳ sự kính trọng nào. Thú vị là những phàn nàn của người phụ nữ này cứ dai dẳng thông qua 3 công việc khác nhau và ba ông chủ khác nhau. Quan hệ giữa nhà lãnh đạo và người phục tùng không phải không giống quan hệ giữa ba mẹ và con cái, những cá nhân có thể được sắp xếp vào mẫu gia đình già khi nó được xem xét trên quan hệ người lãnh đạo – kẻ phục tùng. Ngược lại, những người phục tùng hiệu quả, có đặc trưng là họ hiểu biết chính họ giống như là các giá trị đối với người lãnh đạo của họ, không bị lệ thuộc. Bảng  dưới minh hoạ những chiến lược mà nó cho phép người phục tùng vượt qua mối quan hệ trên nền tảng quyền lực và phát triển mối quan hệ có hiệu quả và kính trọng đối với những người lãnh đạo.



Là một Nguồn lực cho nhà lãnh đạo
- Zig nơi nhà lãnh đạo Zags
- Kể cho nhà lãnh đạo nghe về bạn
- Làm bừng lên chính viễn cảnh / mục đích nhóm

Giúp đỡ nhà lãnh đạo là người lãnh đạo tốt
- Cho lời khuyên
- Kể cho nhà lãnh đạo nghe về những gì bạn nghĩ
- Tìm cách để cảm ơn nhà lãnh đạo

Xây dựng một mối quan hệ
- Hỏi về nhà lãnh đạo ở địa vị của bạn.
- Hoan nghênh phản hồi và phê bình như là “ kinh nghiệm gì dẫn dắt bạn đến quan điểm đó


Quan điểm nhìn nhận nhà lãnh đạo
- Đam mê lý tưởng hoá nhà lãnh đạo.
- Không giấu bất cứ điều gì.
- Không phê bình nhà lãnh đạo trước những người khác.
- Thỉnh thoảng không đồng ý


II.2 Những cách thức để trở thành người phục tùng đạt hiệu quả
a. Đề xuất hỗ trợ: Một người phục tùng luôn phải đối mặt với sự chống đối khi cố gắng thay đổi bản chất của tổ chức sẽ luôn tìm kiếm những cách thức để bảy tỏ ý kiến nhằm hỗ trợ và động viên nhà lãnh đạo. Sự hỗ trợ này tạo nên động lực để các bên làm việc và nhà lãnh đạo cảm thấy có được sự ủng hộ, đóng góp của nhau bao gồm kiến thức- kinh nghiệm-ý tưởng. Sự thành công của một tổ chức được đặc trưng bởi những thành viên phục tùng mà đạo đức và triết lý công việc của họ thích hợp với nhà lãnh đạo tổ chức đó.
b. Đề ra sáng kiến: Những người phục tùng hiệu quả sẽ tự đưa ra sáng kiến cần thiết mà không cần phải để người khác ép buộc bao gồm những hoạt động nằm ngoài phạm vi công việc bình thường. Nhiều khi sáng tạo là triết lý hoạt động của công ty, tất cả mọi người ai cũng muốn tạo ra những sáng kiến đồng thời được mọi người khuyến khích. Họ tìm kiếm những cơ hội để gây ra một tác động tích cực đến những mục tiêu của tổ chức. Những sáng kiến có giá trị nhất khi gặp phải vấn đề khó khăn cần giải pháp mới, khi những vấn đề nghiêm trọng xuất hiện ngăn cản khả năng của tổ chức trong việc hoàn thành những mục tiêu, những người phục tùng có hiệu quả sẽ mạo hiểm đề xướng những hành động để hiệu chỉnh thông qua việc chỉ ra những sai sót của vấn đề đến nhà lãnh đạo. Gợi ý những giải pháp thay thế, hay nếu cần thiết, giải quyết vấn đề triệt để. Việc đề xuất sáng kiến thường bao gồm cả những nguy cơ, nếu làm cẩn thận và đúng mực, nó có thể giúp cho người phục tùng trở thành một phần quan trọng của nhóm và là một thành viên của bộ phận lãnh đạo. Sáng kiến  thể hiện trí tuệ.
c. Đóng vai trò tư vấn và bàn luận với nhà lãnh đạo khi thích hợp:
Những người phục tùng cũng có những cơ hội để tư vấn và bàn luận với nhà lãnh đạo, đặc biệt là khi nhà lãnh đạo là mới và thiếu kinh nghiệm. Mối quan hệ tin tưởng giữa người lãnh đạo và người phục tùng tạo điều kiện để tư vấn và bàn bạc lẫn nhau. Thể hiện niềm tin và sự hiểu biết của người phục tùng đối với vấn đề đặt ra. Một người phục tùng có hiệu quả sẽ cung cấp lời khuyên kịp thời và đặt ra những câu hỏi hay đơn giản là một người biết cách lắng nghe người lãnh đạo của mình. Một số lãnh đạo có thể miễn cưỡng trong việc yêu cầu trợ giúp, trách nhiệm của những người phục tùng nhận ra những hoàn cảnh như vậy và can thiệp vào khi thích hợp
d. Xây dựng vấn đề/ bày tỏ mối quan tâm khi cần thiết:
Khi có những vấn đề mà cảm thấy rất cần phải nêu lên những quan điểm nhằm là sáng tỏ vấn đề và bày tỏ mối quan tâm muốn cùng chia sẻ và giải quyết vấn đề. Hãy nhớ rằng cần phải khéo léo vì nhiều lúc nhà lãnh đạo không thích có ý kiến từ người khác.
e. Theo đuổi và khuyến khích sự phản hồi trung thực từ nhà lãnh đạo:
Để xây dựng sự tin tưởng và coi trọng lẫn nhau với nhà lãnh đạo là sẽ động viên sự phản hồi trung thực của lãnh đạo về công việc của bạn. Cần có sự phản hồi hai chiều, nhà lãnh đạo thì có cái nhìn rộng, bao quát nên những nhận định và đánh giá đó là rất cần thiết cho công việc của người thuộc cấp. Ai cũng muốn biết được năng lực thực hiện công việc của mình tới đâu, cần phải khắc phục điều gì. Động viên nhà lãnh đạo chỉ ra những điểm mạnh nhất và yếu nhất trong công việc của bạn.
f. Làm rõ vai trò và sự mong đợi của bạn:
Cần phải làm rõ với nhà lãnh đạo vai trò mong ước đối với công việc của bạn. việc lãnh đạo những nhóm có hiệu quả, đòi hỏi trách nhiệm của nhà lãnh đạo trong việc truyền thông rõ ràng vai trò của những người phục tùng.
g. Tỏ ra cảm kích:
Tất cả mọi người, bao gồm cả những nhà lãnh đạo, thích được đánh giá cao khi họ thực hiện thành công một việc làm tốt giúp ích cho những người khác. Khi nhà lãnh đạo đóng góp một nỗ lực đặc biệt để giúp đỡ người phục tùng như là quan tâm đến công việc của người phục tùng, hay tạo điều kiện và phát triển sự nghiệp của người phục tùng. Họ cảm thấy mình được coi trong, được sếp quan tâm đó chính là động viên, khích lệ làm việc, làm cho người phục tùng cảm kích, biết ơn, thừa nhận và ủng hộ tư cách đạo đức của nhà lãnh đạo. Việc khen ngợi một lãnh đạo là một cách làm dễ dàng được dùng để gây ảnh hưởng đến nhà lãnh đạo, từ đó làm cho mỗi quan hệ ảnh hưởng giữa người lãnh đạo và người phục tùng tốt hơn.
h. Chống lại ảnh hưởng không thích đáng của nhà lãnh đạo:
Một lãnh đạo được có thể hành động liều lĩnh khi sử dụng  quyền lực họ để gây ảnh hưởng đến người phục tùng theo những cách không thích đáng về mặt pháp lý hay đạo lý. Bất chấp khoảng cách quyền lực giữa nhà lãnh đạo và người phục tùng, người phục tùng không nhất thiết tuân theo những ảnh hưởng không thích hợp, hay bị lợi dụng bởi một nhà lãnh đạo.  Chính những ảnh hưởng tiêu cực đó có thể làm cho tổ chức xấu đi vì vậy người phục tùng phải mạnh dạn đứng ra nói tiếng nói của mình để góp phần vì lợi ích chung của tổ chức. Những người phục tùng hiệu quả sẽ đối phó với nhà lãnh đạo một cách vững vàng, lịch thiệp và khôn khéo. Nhắc khéo nhà lãnh đạo về những trách nhiệm đạo đức, cố gắng đòi hỏi quyền lợi chính đáng, và chỉ ra những kết quả tiêu cực của việc tuân theo những điều không phù hợp mà nhà lãnh đạo đưa ra. Điều quan trọng là phải đối phó với hành vi như vậy càng sớm càng tốt, trước khi nó trở thành thói quen, và đừng biến nó trở thành sự thù địch cá nhân.
III. PHÁT TRIỂN TIỀM NĂNG CÁ NHÂN VÀ NGUỒN SỨC MẠNH CỦA NGƯỜI PHỤC TÙNG
III.1 Hướng phát triển tiềm năng cá nhân
Làm thế nào để những người phục tùng phát triển khả năng của họ trở thành nhà phê bình, những người suy nghĩ độc lập mà họ làm nên những đóng góp tích cực cho tổ chức. Vai trò chủ yếu của người lãnh đạo trong việc phát triển những người phục tùng hiệu quả. Tuy nhiên, những người phục tùng có thể phát triển năng lực của chính họ bằng việc phát triển và ứng dụng phẩm chất của người lãnh đạo trong cả hai là cá nhân riêng tư và cuộc sống công việc.
Một cách thức được biệt đến và phổ biến rộng rãi để giúp những người dũng cảm với sự thay đổi của cuộc sống và những nhiệm vụ khó khăn là Habits of Highly Effective People(thói quen của con người hiệu quả cao) của  Stephen Covey. Covey định nghĩa thói quen này giống như sự giao nhau của tri thức, kỹ năng, và sự khát khao. Phương pháp của anh ấy có hiệu lực đối với từng các nhân và giữa các cá nhân với nhau bao gồm 7 thói quen được sắp xếp cẩn thận liên tiếp từ phụ thuộc tới độc lập tới sự phụ thuộc lẫn nhau. Mỗi một thói quen được xây dựng dựa trên sự phát triển cá nhân trước đây giống như họ phát triển các thói quen cá nhân có hiệu lực này.
  Trong tổ chức, một vài người rơi vào trạng thái của sự phụ thuộc, chờ đợi người khác quan tâm tới mọi thứ và đưa tất cả các quyết định. Chúng ta miêu tả sớm, người phụ thuộc có thể so sánh được với người phục tùng bị động. sự biểu lộ này không phải là một năng lực hay một ý thức của trách nhiệm cá nhân. Những người phụ thuộc chờ đợi ai đó chăm lo cho họ và chịu trách nhiệm khi họ mắc sai lầm. Ở một khía cạnh khác, một người độc lập họ nỗ lực hết mình để phát triển ý thức về giá trị của chính bản thân và thái độ về sự tín nhiệm của chính bản thân họ. Người độc lập chấp nhận trách nhiệm cá nhân và tìm ra những gì họ muốn thông qua hành động của chính họ. Thật vậy người phục tùng hiệu quả - hoặc người lãnh đạo – mong muốn có một bước tiến xa hơn nữa là sự phụ thuộc lẫn nhau. Nhận thức rõ đó là mọi thứ tốt nhất chỉ có thể xảy ra khi làm việc hợp tác với người khác, cuộc sống và công việc là tốt nhất khi có sự phong phú gần gũi giữa các mối quan hệ cá nhân với nhau.
1.Từ phụ thuộc tới độc lập
Ba thói quen đầu tiên của Covey bàn về sự độc lập và quyền làm chủ của chính bản thân. Covey gọi những cái này là private victories(sự chế ngự hoặc khắc phục cá nhân) bởi vì chúng chỉ bao hàm sự tiến bộ của cá nhân người phục tùng từ một người phụ thuộc thành một người độc lập, không bao gồm mối quan hệ với những người khác.
Thói quen 1: S: Tiên phong thực hiện có nghĩa hơn là đơn thuần nắm lấy sự chủ động, nó có nghĩa là có trách nhiệm với cuộc sống của chính bạn. Những người tiên phong thừa nhận rằng họ có khả năng chọn lựa và hành động liêm chính. Họ không đỗ lỗi cho người khác hoặc cho hoàn cảnh cuộc sống của họ. Eleanor Roosevelt đã nói về tiên phong thực hiện khi cô ấy nhận xét đó là “ Không ai có thể làm cho bạn cảm thấy thua kém nếu như không được sự đồng ý của bạn”. Những người tiên phong biết rằng những cái đó nó không là gì xảy ra đối với họ sẽ phản ứng lại như thế nào để nó là vấn đề cuối cùng.
Thói quen 2: Bắt đầu với mục đích trong tâm trí: có nghĩa là bắt đầu với một hình ảnh sáng tâm trí nơi mà mình muốn đến. Với mỗi một cá nhân, bắt đầu với mục đích trong tâm trí có nghĩa là biết điều gì bạn muốn, điều gì là vô cùng quan trọng đối với bạn, vì thế bạn có thể sống mỗi ngày theo cách đó là góp phần đóng góp vào viễn cảnh cá nhân của bạn. Thêm vào đó để lọc, gạn thành mục tiêu và kế hoạch, thói quen này đòi hỏi phải có những nguyên tắc được chính thức hoá và các giá trị đạt được của chúng.
Thói quen 3: Đặt các thứ đầu tiên trước tiên. Thói quen này khuyến khích con người gia tăng sự kiểm soát về thời gian và các sự việc bởi quan hệ của chúng với các mục tiêu và bởi việc quản lý của chính bản thân họ. Theo nghĩa đó, thay vì sự lộn xộn về các thứ, thời gian, các hoạt động, chúng ta nên tập trung vào những lĩnh vực riêng biệt và làm tăng các mối quan hệ cũng như đạt tới kết quả.
2. Từ độc lập đến phụ thuộc lẫn nhau có hiệu quả
Đầu tiên ba thói quen này xây dựng một cơ sở cho sự độc lập, từ cái có thể dịch chuyển tới sự phụ thuộc lẫn nhau – sự chu đáo, quan hệ hữu ích với người khác – những cái này Covey gọi là public victories. Dịch chuyển tới sự phụ thuộc lẫn nhau có hiệu quả liên quan tới việc mở rộng truyền thông, nhóm làm việc hiệu quả, và xây dựng quan hệ tích cực làm cơ sở cho sự tin cậy, chu đáo và sự tôn trọng. Không có vấn đề gì về vị trí bạn nắm giữ trong tổ chức, khi bạn dịch chuyển tới sự phụ thuộc lẫn nhau, bạn bước vào vai trò của người lãnh đạo.
Thói quen 4: Nghĩ chiến thắng– chiến thắng:  luôn suy nghĩ mình chiến thắng : Nghĩ chiến thắng – chiến thắng có nghĩa là không bao giờ nghĩ tổ chức không thể thành công. Khi những người phục tùng hiểu điều này, họ sẽ hợp tác với nhau theo những cách có thể đảm bảo cho sự thành công lẫn nhau của họ và cho phép mọi người vượt ra khỏi một người chiến thắng. Win – Win là một trạng thái của khối óc và con tim, điều đó nhằm tìm kiếm những thoả thuận hoặc những giải pháp có lợi và thoả mãn qua lại lẫn nhau.
Thói quen 5: Đầu tiên tìm đến sự hiểu biết, sau đó trở nên hiểu biết
Nguyên tắc này là một chìa khoá để truyền thông hiệu quả. Một số người không lắng nghe với mục đích để hiểu; họ quá tập trung suy nghĩ vào điều mà họ muốn nói. Việc tìm kiếm trước hết để hiểu đòi hỏi không nên đánh giá và có thể đồng cảm với hoàn cảnh của người khác. Lắng nghe đồng cảm sẽ biết được tâm trạng bên trong của người khác, vì thế bạn có thể hiểu được tốt nhất thế nào là cảm giác của con người. Truyền thông là rất quan trọng.
Thói quen 6:  Tính hiệp lực một hành động phối hợp xảy ra khi con người làm việc hợp tác với nhau nhằm tạo ra nhiều giải pháp và sự lựa chọn mới. Thêm vào đó, cơ hội tuyệt vời cho tính hiệp lực xảy ra khi con người có những quan điểm khác nhau, bởi vì các cơ hội mới hiện tại khác nhau. Bản chất của tính hiệp lực là đánh giá và tôn trọng sự khác biệt nhằm nắm lấy lợi thế của chúng để xây dựng sức mạnh và lấp những điểm yếu.
Thói quen  7: làm sâu sắc- Sharpen the saw
 Thói quen này bao hàm 6 thói quen trước – nó là thói quen có thể làm nên tất cả những cái khác. “Sharpen the saw” là một quá trình của việc sử dụng và đổi mới liên tục vật chất, tinh thần, linh hồn và địa vị xã hội của cuộc sống của bạn. Để trở thành một người phục tùng hiệu quả hay một nhà lãnh đạo hiệu quả đòi hỏi sống một cuộc sống cân bằng.
Ví dụ, Larry Ricciardi of IBM, như đã giới thiệu ở trước, là một người khao khát được đi du lịch và khát khao được đọc các môn như mỹ thuật, văn học và lịch sử. Anh ta đã tốn 18 tháng để học tất cả mọi thứ anh ấy có thể về Ottoman Empire bởi vì anh ấy “ anh ấy biết rõ, anh ấy không biết gì về Ottoman Empire”. Thêm vào đó anh ấy cũng rất thích đọc tờ báo nhỏ The Wall Street Journal (nhật ký phố Wall) hằng ngày anh đi đường. Trong những quá trình kinh doanh, anh ta tìm kiếm bên ngoài quá trình những điều mới lạ và những địa điểm thú vị, anh ta thích có những kỳ nghỉ mạo hiểm với gia đình và bạn bè. Ricciardi yêu thích công việc của mình, nhưng anh ấy cũng yêu thích thăm dò những khía cạnh khác của cuộc sống.
3. Sử dụng phản hồi để phát triển những nhà phục tùng.
          Cho và nhận phản hồi thường có khó khăn cho cả những nhà lãnh đạo và những người phục tùng. Hàng năm xem xét thời gian ở nhiều tổ chức, ví dụ, những người chủ lo lắng rằng thậm chí coi thường sự phê bình sẽ khiêu khích sự giận dữ hoặc tức giận, trong khi nhân viên khiếp sợ điều mà họ sẽ nghe bất cứ điều gì mà than phiền. Vì vậy người ta thường nói ít như có thể, cả người phục tùng và người lãnh đạo mất một lộ trình để cải thiện và phát triển không như những thứ gây sợ hãi và khiếp sợ.
          Sự phản hồi xuất hiện khi một người lãnh đạo sử dụng sự đánh giá và cách truyền thống để giúp đỡ cá nhân tổ chức học hỏi và cải thiện.
                
Đây là những lời khuyên cho việc sử dụng phản hồi để phát triển những người phục tùng hiệu quả.
* Làm đúng nguyên tắc phản hồi một thói quen                  
Người lãnh đạo không nên tiết kiệm mọi thứ cho việc đánh giá thành tích hàng năm. Hơn nữa bởi việc phân loại phản hồi với những mục đích và mục tiêu riêng biệt, những nhà lãnh đạo phê bình và đề xuất cho sự cải tiến cụ thể đến người phục tùng.
                                                                  
* Sử dụng những nhân tố cho việc kể chuyện                                
Những người phục tùng tốt như người lãnh đạo thường học hỏi nhiều hơn từ việc nghiên cứu về câu chuyện của việc làm thế nào và vì sao mọi thứ diễn ra hơn là họ làm từ những qui ước ước lượng điều đó dường như giống một “ Tư duy hướng ngoại từ ông chủ”. Việc nghiên cứu những câu chuyện về những gì đã xảy ra và tại sao cần thiết đặt người lãnh đạo và người phục tùng vào vị trí ngang bằng, với cả hai cố gắng để nghiên cứu những nguyên tắc và trách nhiệm của họ trong việc giải quyết vấn đề.
* Rộng lượng với phản hồi chắc chắn
Cũng nhiều nhà lãnh đạo cung cấp phản hồi chỉ khi việc nào đó sai. Họ nên nhớ để tổ chức hoan nghênh hành vi cái mà khuyến khích viễn cảnh và mục tiêu của tổ chức, trong khi công việc cải tiến hành vi không thể làm. Khi phản hồi bị hạn chế bởi sự thiếu sót trầm trọng, những người phục tùng có thể nản lòng và thoái chí. Nhà lãnh đạo tốt nhất nên tìm kiếm cơ hội để cung cấp phản hồi chắc chắn một cách thiện chí đến người thực hiện kém nhất.
    * Huấn luyện những người phục tùng để xem phản hồi như là một cơ hội cho sự phát triển. Những người phục tùng có thể học cách suy nghĩ về phản hồi như một tiến trình chắc chắn hơn là phủ nhận. Khi con người thừa nhận và công nhận sự cảm xúc của họ trong việc đáp lại phê bình, họ có thể sau đó “ điều chỉnh lại’ phản hồi đến chính thuận lợi của họ. Đó là, người phục tùng có thể nhận phản hồi như một cách để thúc đẩy sự quan tâm của chính họ. Một người phục tùng mà thực hành kỹ thuật và điều chỉnh lại phản hồi nhận ra rằng mình sẽ không thực sự vui vẻ khi thực hiện nhiệm vụ được phân công. Sau khi yêu cầu một sự chuyển đổi đến bộ phận khác, anh ta trở nên thoả mãn và thành công hơn khi hoàn thành bất cứ việc gì không cần sự giúp đỡ của những người phục tùng.
Tiến trình phản hồi bao gồm 4 yếu tố
Sự quan sát là sự kiện rõ ràng như là một hành vi của người phục tùng vào công việc. Một sự đánh giá làm sáng tỏ những hành vi quan sát, một sự đánh giá về kết quả trong giới hạn của viễn cảnh và mục đích. Một kết quả liên quan đến kết quả của những gì được quan sát và có thể bao gồm cả những kết quả hiện tại và kết quả có thể xảy ra nếu không thay đổi vị trí. Sự phát triển liên quan đến sự chống đối hoặc cải tiến của hành vi. Người lãnh đạo truyền thông những gì họ quan sát, cách thức họ đánh giá nó, kết quả gì nó thu được và phương pháp để ghi lại một cách hiệu quả hành vi và kết quả của việc quan sát. Mỗi nhân tố được truyền thông từ người lãnh đạo đến những cá nhân và tổ chức.
Hơn nữa, việc phát triển trở thành một sự quan sát trong mạch phản hồi kế tiếp. Ví dụ, một nhà lãnh đạo quan sát sự phát triển và đánh giá nó rõ ràng có thể thúc đẩy thường xuyên trách nhiệm người phục tùng. Những người lãnh đạo sử dụng những nhân tố này để cung cấp sự phản hồi một cách dễ dàng cho sự phát triển của người phục tùng và tổ chức. Có nhiều cách khác nhau người lãnh đạo có thể lạc quan sử dụng sự phản hồi và tối thiểu hoá mâu thuẫn và sợ hãi thường tăng thêm. Sự thấu cảm là một trong những công cụ quyền lực nhất của nhà lãnh đạo trong suốt tiến trình phản hồi.
Người lãnh đạo phải đặt đôi chân của mình vào đôi giày của người phục tùng và hiểu được những gì người phục tùng cảm nhận. Sự thấu cảm giúp những nhà lãnh đạo tiếp cận phản hồi trong một phương thức phản ánh một lợi ích thực sự cho người phục tùng.

Bạn cần đọc thêm: 
  • Bí quyết lãnh đạo thành công
  • Học cách làm lãnh đạo
  • Tố chất của nhà lãnh đạo
  • Nhà lãnh đạo giỏi ở việt nam
  • Như thế nào là một nhà lãnh đạo thành công
  • Để trở thành nữ lãnh đạo giỏi
  • Kế hoạch để trở thành lãnh đạo
  • Người lãnh đạo giỏi là người biết sử dụng người giỏi hơn mình
Tiến trình phản hồi 
Người lãnh đạo cố gắng làm mọi việc một mình thì không bao giờ làm được. bởi việc thừa nhận sự hạn chế và không hoàn hảo, những người lãnh đạo mở cánh cửa cho người phục tùng đóng góp khả năng đặc biệt của họ. Người lãnh đạo giỏi cố gắng hướng đến một mối quan hệ hợp tác với những người phục tùng.
Một cách tiếp cận được đề xuất bởi Charles manz và Henry Sims là lãnh đạo tự quản điều này có nghĩa là lãnh đạo người khác đến lãnh đạo chính mình. Lãnh đạo tự quản kêu gọi nhà lãnh đạo chia sẻ quyền lực và trách nhiệm như một cách thức để mọi người đều có thể trở thành một nhà lãnh đạo, việc phụ thuộc vào tình huống của hoàn cảnh. Tổ chức trở thành cộng đồng nơi bất cứ ai có khả năng và sẵn sàng có thể thừa nhận một nguyên tắc lãnh đạo. Những người lãnh đạo lịch sự hành động như một huấn luyện viên hay người thầy thông thái, thể hiện lòng tin vào người khác, rời bỏ rào cản để học hỏi, cung cấp sự động viên và khuyến khích và cung cấp phản hồi có tính xây dựng.
Những người lãnh đạo phát triển người phục tùng bằng việc cung cấp cho họ cơ hội để đạt được sự hiểu biết và kinh nghiệm mới. Tuy nhiên, những người phục tùng và người lãnh đạo là những đồng nghiệp chủ động người là liên tục học hỏi, phát triển và thay đổi.
Những người lãnh đạo, người mà thực hiện lãnh đạo tự quản không cố gắng kiểm soát hành vi nhân viên trong những phương pháp truyền thống, nhưng huấn luyện nhân viên chỉ trích ý nghĩ về năng lực và phê phán chính họ, làm thế nào họ hoàn thành công việc và đạt được mục tiêu tốt. Người lãnh đạo cũng tạo ra sự chắc chắn cho nhân viên nhưng thông tin họ cần để thực hiện một cách hiệu quả và một sự hiểu biết về cách thức làm việc thích hợp để đạt được viễn cảnh của tổ chức. Bởi việc kết nối những công việc cá nhân mục đích tổ chức lớn hơn, người nhân viên có một cơ cấu tổ chức trong hành động. Lãnh đạo tự quản xoay quanh vào việc cung cấp cho nhân viên với sự tự quản trực tiếp này. Việc trao quyền cho nhân viên nhiều trách nhiệm nhất, tham gia quản lý và những hình thức khác của việc thực hiện dân chủ là khuynh hướng tăng trưởng trong tổ chức. Vì vậy, có nhiều trường hợp liên quan đến lãnh đạo tự quản. Tuy nhiên, có ít nghiên cứu để kiểm tra tính hiệu quả của cách tiếp cận mới này. Như với phong cách khác của lãnh đạo, nó là hợp lý rằng lãnh đạo tự quản là hiệu quả cho một số trường hợp, nhưng không phải là tất cả. Tất cả những nhà lãnh đạo chưa thể hành động theo phương thức này cái mà khuyến khích người phục tùng suy nghĩ độc lập và sẵn sàng đón nhận rủi ro thử thách không có lợi hoặc những nguyên tắc không đúng qui định, và thay đổi đầu tiên cho lợi ích của tổ chức.
Dưới đây là minh hoạ tại Học viên quân sự Mỹ - West Point
West Point mọi người đều lãnh đạo và mọi người đều phục tùng. Đó là một phòng thí nghiệm 24 giờ lãnh đạo nơi người ta học học hỏi lãnh đạo và phục tùng là hai khía cạnh giống nhau của một tổng thể. Một bài học quan trọng là người lãnh đạo không có lý do gì không phải là người phục tùng: “ bạn học từ lúc ban đầu rằng bạn không ở vị trí của lãnh đạo bởi vì bạn mạnh hơn và giỏi hơn”. Lời nói của con út Joe Bagagli “ Càng ngày bạn càng suy nghĩ, bạn biết tất cả về nó, bạn đã bị huỷ diệt”
                   Ảnh hưởng lên trên: Làm thế nào để ảnh hưởng đến ông chủ của bạn để cả hai cùng chiến thắng.
Michaels Usee, giáo sư về quản trị và quản lý của trung tâm lãnh đạo và quản trị sự thay đổi ở trường đại học Wharton của Pennsylvania, thiết lập một đặc tính mới về lời khuyên lãnh đạo bởi việc nhấn mạnh rằng lãnh đạo phải đến từ cấp dưới tốt như từ cấp trên. “ Chúng ta đã biết tất cả mỗi cấp trên, chủ tịch, một huấn luyện viên hoặc bộ trưởng, một nhân viên hoặc giám đốc người mà nên tạo ra một sự khác biệt những không phải’. Useem viết “ chúng ta phàn nàn riêng chúng ta có thể thậm chí có nghĩ những chúng ta hiếm khi chúng ta hướng đến tiến bộ để giúp họ vượt qua những hạn chế của họ và là người chủ tốt nhất họ có thể làm”. Trong lãnh đạo lên trên : làm thế nào để ảnh hưởng đến ông chủ của bạn để cả hai cùng chiến thắng. Useem cung cấp bài học về ảnh hưởng lên trên bởi việc nghiên cứu cả những ví dụ về cuộc sống thực chấp nhận hoặc phủ định.
III.2  Nguồn sức mạnh của người phục tùng
  Một vấn đề khác có liên quan là làm thế nào để những người phục tùng có được và sử dụng sức mạnh trong tổ chức. Những người lãnh đạo chính thức có sức mạnh nhiều hơn những người phục tùng. Tuy nhiên, những người phục tùng hiệu quả tham gia đầy đủ vào tổ chức bởi sự lựa chọn sức mạnh từ những nguồn có giá trị. Thậm chí những người phục tùng thấp nhất có cá tính địa vị - cơ sở các nguồn lực của sức mạnh đó có thể sử dụng để sinh ra uy thế , bằng cách đó sẽ tác động đến tổ chức và thiết lập một quan hệ qua lại có ích với các nhà lãnh đạo.
Sức mạnh của nguồn lực con người bao gồm kiến thức, sự tinh thông, sự nỗ lực và sự tin tưởng.
Sức mạnh của nguồn lực vị trí bao gồm vị trí, thông tin, tài sản .
  Nguồn lực con người
  Một người phục tùng am hiểu có những kỹ năng và năng lực, đó là tài nguyên quý giá đối với người lãnh đạo và tổ chức. Người phục tùng như thế là có giá trị thực tế và sự ra đi của họ là một mất mát.
  Kiến thức là một nguồn lực ảnh hưởng hướng lên. Thêm vào đó, người phục tùng là người biểu lộ ghi nhận sự thực hiện thường bằng việc phát triển sự tinh thông, bằng cách này họ có thể gây ảnh hưởng đến các quyết định. Một dữ liệu về sự thành công và quá trình đóng góp của nó có thể mang lại địa vị cho người phục tùng,  Những người phục tùng có thể có được quyền lực từ các hoạt động ảnh hưởng (quyền lực ảnh hưởng) và quyền lực do chính họ tạo ra như là một nguồn lực tạo nên người lãnh đạo.
          Quyền lực ảnh hưởng còn là một sự liên kết với các nỗ lực được tạo ra trước đó bởi người phục tùng. Bằng sự biểu lộ trong việc sẵn sàng học hỏi, chấp nhận những dự án rắc rối, khó khăn và với những hoạt động vượt ra ngoài phạm vi mong đợi, người phục tùng có thể gia tăng quyền lực trong tổ chức.
                                                                                                          Spartan Motors đã thuê Tim Chapman trong suốt những năm làm Senior của anh ở trường trung học. Vào năm 20 tuổi, anh là một trưởng thiết kế, sửa chữa, liên kết với các tài sản khác. “Tôi chắc chắn rằng tôi sẽ học được” – Chapman nói. Người phục tùng cũng có thể cũng có thể sử dụng uy tín của mình giống như là một nguồn lực quyền lực cá nhân. Uy tín được xếp vào yêu cầu trực tiếp của nhà lãnh đạo trong tổ chức cho kết quả mong đợi. Thêm vào đó, lời nói chân thật tới nhà lãnh đạo có thể trở thành nguồn lực của quyền lực đối với  người phục tùng hiệu quả. Hummel, người đứng đầu bộ phận phòng bưu kiện quốc tế tại Dreamworks SKG, một lần đã thăng chức cho một nhân viên, những người đã hiểu “khó khăn” là gì bởi vì anh ta luôn thách thức cấp trên của mình. Đối mặt với vấn đề đó, những người phục tùng này sẽ nói thật thà với người cấp trên dựa vào hiểu biết của mình và sự sáng tạo đem lại sự gia tăng quyền lực cho anh ấy. Quyền lực không phải luôn đến từ địa vị hoặc mức độ thâm niên trong tổ chức mà có khi nó lại bắt nguồn từ sự hiểu biết và sự đóng góp.
  Nguồn địa vị
            Thông thường, vị trí chính thức của người phục tùng trong tổ chức có thể quy định nguồn của quyền lực. Ví dụ, vị trí của một người phục tùng có thể làm cho họ thấy được đông đảo các cá nhân. Một vị trí trung tâm quy định sự ảnh hưởng tới  một nhà lãnh đạo, bởi vì người phục tùng hiểu biết nhiều công việc và cộng tác nhiều công việc (họ hiểu được những đóng góp của họ đối với công việc). Tương tự, một vị trí đó là chìa khoá tới lưu lượng của  thông tin có thể thiết lập vị trí đó và người phục tùng trong nó giống như một điểm then chốt, có ảnh hưởng – đó là những người tìm kiếm thông tin. Sự truy cập của  con người và thông tin trong tổ chức quy định người phục tùng trong vị trí chính và thiết lập quan hệ với người khác. Với một mạng lưới các quan hệ, người phục tùng có cơ hội lớn để thuyết phục người khác và làm nên những đóng góp to lớn cho tổ chức.

IV. MONG MUỐN CỦA NGƯỜI PHỤC TÙNG VÀ GÓP PHẦN VÀO VIỆC XÂY DỰNG MỘT CỘNG ĐỒNG NHỮNG NGƯỜI PHỤC TÙNG
IV. Những người phục tùng muốn gì?
Chúng ta đang nói về yêu cầu vào những người phục tùng và cách mà những người phục tùng có thể trở nên hiệu quả và có uy quyền hơn trong tổ chức. Tuy nhiên, trách nhiệm hoàn toàn không rơi vào người phục tùng. Để có một người phục tùng tốt, những yêu cầu và nghĩa vụ của những người đó trong một nguyên tắc lãnh đạo nên được khảo sát lại cho đúng. Những nhà lãnh đạo có trách nhiệm tạo ra mối quan hệ giữa nhà lãnh đạo và người phục tùng điều mà đã cam kết hoàn toàn với mọi người hơn là đối xử với những nhà lãnh đạo như người nhút nhát, bị động người mà phục tùng một cách mù quáng.
* Những người phục tùng muốn người lãnh đạo của họ trung thực, suy nghĩ về phía trước, gây cảm hứng, và thành thạo. Một nhà lãnh đạo phải có uy tín, hình dung tương lai của tổ chức, gây cảm hứng cho người khác đóng góp và có khả năng và giải quyết hiệu quả vấn đề nó sẽ ảnh hưởng đến tổ chức. Trong tầm hạn thẩm quyền, nguyên tắc lãnh đạo có thể thay đổi từ người lãnh đạo đáng trang trọng đến con người với sự tham gia thành thạo trong một số lĩnh vực đã cho. Những người phục tùng muốn thành viên của họ chân thật và thành thạo, nhưng cũng đáng tin cậy và có tính cộng tác. Thật vậy, điều ao ước phẩm chất của đồng nghiệp chia sẻ hai phẩm chất với những nhà lãnh đạo trung thực và có khả năng.
* Tuy nhiên những người phục tùng muốn chính họ là đáng tin cậy và có tính hợp tác hơn là suy nghĩ về phía trước và truyền cảm hứng. Dấu hiệu phân biệt thừa nhận nguyên tắc của nhà lãnh đạo từ nguyên tắc phục tùng. Sau đó, là quyền lực, kiến thức, quyền hành hoặc những khái niệm qui ước khác mà người phục tùng không có. Hơn nữa, nét độc đáo ở trong hoạt động lãnh đạo được định nghĩa rõ ràng về việc phát triển một viễn cảnh và truyền cảm hứng đến người khác để đạt được viễn cảnh đó. Tổ chức nơi có thể có khuynh hướng tự kiêu của những người phục tùng hiệu quả có những người lãnh đạo người mà chủ yếu nhấn mạnh đến sự thay đổi và tiến bộ. Những người phục tùng không muốn hành vi nhà lãnh đạo phủ nhận họ có cơ hội để đóng góp giá trị. Những nhà lãnh đạo có trách nhiệm đến năng lực người  phục tùng để đóng góp đầy đủ ý tưởng và khả năng của họ.

Bảng Xếp hạng về những đặc tính lý tưởng

          Nhà lãnh đạo lý tưởng                             Người phục tùng lý tưởng
                                      

IV. Xây dựng một cộng đồng những người phục tùng
          Nhà lãnh đạo và phục tùng đưa ra đồng thời là có căn cứ, có tác dụng, sự tận tâm để xây dựng một ý thức cộng đồng và phụ thuộc vào tổ chức. Khi có một  ý thức cộng đồng tại West Point, người ý thức cộng đồng cảm thấy một sự tận tâm cao trong toàn thể và cảm thấy rằng họ là quan trọng với người khác trong nhóm.
          Bạn có thể thấy điều này trong cuộc sống riêng tư như là thành viên của câu lạc bộ xã hội, một tổ chức tôn giáo hoặc một đội thể thao.Cộng đồng cung cấp một nghị lực kết nối, điều đó duy trì mối quan hệ và niềm tin đến kết quả. Con người trong cộng đồng biết rằng chỉ thông qua sự thật và công việc nhóm có thể họ thực hiện chia sẻ mục đích. Con người có thể truyền thông công khai, duy trì tính duy nhất và kiên quyết tận tâm vào cái chung hơn là quan tâm vào cái riêng. Tóm lại, một nhóm người phục tùng có hiệu quả tạo ra nền tảng cho cộng đồng. Nó không ngẫu nhiên rằng những người phục tùng và những thành viên cộng đồng hiệu quả chắc chắn chia sẻ những đặc trưng. Về mặt lịch sử, mọi thứ bậc trong cộng đồng đặt nền tảng cho sự phục vụ việc tham gia và đóng góp cá nhân.
Bản chất của cộng đồng
          Những cộng đồng thành công chia sẻ một số lượng lớn các đặc trưng quan trọng. Trong cộng đồng hiệu quả, tổng thể những sinh viên, một nền văn hoá tích cực, cuộc đàm luận, chu đáo và tín nhiệm, chia sẻ tinh thần lãnh đạo.
+ Tổng quát: Trong một cộng đồng, mọi người được chào đón và cảm thấy ý thức về bổn phận, sự đa dạng ý kiến bất đồng và quan điểm khác nhau được khuyến khích, và là một cộng đồng thực sự có thể không tồn tại sự không đa dạng. Tuy nhiên, cộng đồng tập trung vào đoàn thể hơn là từng bộ phận và con người nhấn mạnh cái gì thừa nhận chúng với nhau. Con người có thể nói ngay khi sức thuyết phục cửa họ bất đồng với những người khác. Sự can đảm này thường xuất phát từ niềm tin vào sự công bằng vốn có giữa bản thân họ, những người phục tùng khác và nhà lãnh đạo họ
+ Văn hoá tích cực: Những nhà lãnh đạo và phục tùng nhận thấy tổ chức là một cộng đồng chia sẻ quy tắc và giá trị. Những thành viên quan tâm người mới đến và làm việc để xã hội hoá chúng vào nền văn hoá. Cộng thêm, những cộng đồng hiệu quả thì không hẹp hòi. Họ khuyến khích những giá trị thích ứng giúp nhóm hoặc tổ chức tương tác hiệu quả trong một môi trường năng động.
+ Cuộc đàm luận: Cuộc đàm luận là làm thế nào để con người tạo ra và chia sẻ những ý nghĩ là nền tảng của cộng đồng. Một thể loại đặc biệt của truyền thông, hội thoại, cách thức mỗi người trì hoãn việc thu hút anh ấy đến một quan điểm đặc biệt vì thế là một cấp độ sâu hơn của việc lắng nghe và ý nghĩ rút ra từ toàn thể cộng đồng. Sự khác nhau cá nhân được nhận ra và tôn trọng những nhóm để mở rộng một viễn cảnh chung.
Chỉ thông qua cuộc đàm luận có thể con người xây dựng sự cộng tác và hành động chung vì thế họ chuyển đổi lẫn nhau trong một đường dẫn chung.
+ Chu đáo và sự tín nhiệm: Thành viên của một cộng đồng thật sự quan tâm lẫn nhau. Con người xem xét làm thế nào hành động của họ có tác dụng những người khác và toàn thể cộng động. Cộng thêm, những thành viên chấp nhận những người khác, và giúp đỡ họ tăng trưởng mà không cần cố gắng điều chỉnh họ, cố gắng hiểu những quan điểm và vấn đề của người khác và cảm thông cho những người khác. Sự tín nhiệm được xây dựng từ việc quan tâm mối quan hệ và nhấn mạnh đến hành vi đạo đức để phục vụ tất cả sự quan tâm.
+ Chia sẻ tinh thần lãnh đạo: Trong một cộng đồng, một nhà lãnh đạo là một trong nhiều người công bằng. Con người không cố gắng điều chỉnh người khác và bất cứ ai có thể bước đi hướng về trước để trở thành một nhà lãnh đạo. Có một tinh thần về tính công bằng và mọi người có một cơ hội để tạo ra một sự đóng góp có giá trị. Giống như Plugs of Zoysia grass (đồng cỏ) trồng thành từng mảnh xa nhau. Cuối cùng gắn nhau trong một thảm cỏ đẹp, nhà lãnh đạo và phục tùng tham gia trong một cộng đồng thực sự gắn kết nhau để tạo ra những thứ tốt đẹp.
+ Cộng đồng thực tiễn: Một cách con người có thể xây dựng một ý thức cộng đồng trong tổ chức là bằng việc trao quyền và hỗ trợ cộng đồng thực tiễn. Cộng đồng thực tiễn thường hình thành một cách tự phát trong tổ chức là con người hướng đến những người khác người mà chia sẻ quyền lợi và đương đầu với những vấn đề giống nhau. Cộng đồng thực tiễn được cấu thành từ những cá nhân bị trói buộc lẫn nhau thông qua sự bày tỏ những vấn đề có chiều hướng giống nhau và theo đuổi một giải pháp chung.
 Ví dụ: Một cộng đồng thực tiễn có thể là kỹ thuật viên phục vụ khách hàng tại DELL Computer, người mà chia sẻ lợi nhuận từ máy ướp lạnh, một văn phòng kinh doanh cấp vùng có một mục tiêu trở thành văn phòng đứng đầu cấp vùng trong cả nước hoặc con người đã bố trí những bộ phận khác nhau của đơn vị phục vụ xã hội người mà chia sẻ lợi nhuận ở Computer Game. Cộng đồng thực tiễn là giống nhau trong một xã hội riêng biệt – con người tham gia vào nơi đó và ở lại nơi đó là một sự lựa chọn – bởi vì họ nghĩ họ có học một số thứ và đóng góp một số thứ. Cộng đồng thực tiễn được tạo ra một cách tự nhiên, thân thiện và tự nguyện. Tuy nhiên,mọi người có khuyến khích việc sáng tạo trong một cộng đồng thực tiễn giản đơn bởi mục đích phát triển mối quan hệ cá nhân và làm thuận tiện mối quan hệ giữa những người khác ở khắp nơi trong tổ chức người mà chia sẻ quyền lợi hoặc mục đích chung.
Cả nhà lãnh đạo và nhà phục tùng có thể khuyến khích và hỗ trợ những nhóm này để giúp con người tìm ra ý nghĩa, mục đích và xây dựng những mối quan hệ cần di chuyển toàn thể tổ chức hướng về phía trước. Tuy nhiên, những người phục tùng là tiêu biểu trong một vị trí tốt hơn nhà lãnh đạo chính thức cho phép cộng đồng thực tiễn. Nếu một nhà lãnh đạo chính thức trong việc lập ra một nhóm người khác cảm thấy là bắt buộc, tiêu diệt bản chất thực của cộng động. Những người phục tùng sẽ thừa nhận trách nhiệm và phục vụ người khác có thể làm hiệu quả tăng cao trong việc lôi kéo cộng đồng thực tiễn với nhau dựa trên những quyền lợi chung, những vấn đề, những nhu cầu và mục tiêu. Bằng mối quan hệ vượt qua khỏi ranh giới cộng đồng thực tiễn chuyển cả nhà lãnh đạo và người phục tùng lên một tầng cao mới.
Tóm tắt và sự giải thích
          Lãnh đạo không thể xảy ra nếu không có người phục tùng và tầm quan trọng trong việc thử vai là người phục tùng trong tổ chức được công nhận tăng lên. Số lượng người phục tùng có nhiều hơn người lãnh đạo, nhà lãnh đạo và phục tùng hiệu quả chia sẻ những đặc trưng giống nhau. Một người phục tùng hiệu quả là người vừa tích cực vừa độc lập trong tổ chức. Là một người phục tùng hiệu quả phụ thuộc vào người không mắc vấn đề tâm lý, người tuân theo, người bị động và không là người sống sót thực tế.
          Phục tùng hiệu quả thì luôn luôn không dễ. Những người phục tùng hiệu quả có trách nhiệm biết phục vụ, kích thích và tham gia sự thay đổi và biết từ bỏ khi cần thiết. Những người phục tùng cũng quan tâm đến tài năng của họ và nguồn lực bao gồm nguồn vị trí. Những chiến lược trở thành người phục tùng hiệu quả bao gồm nguồn lực, giúp người lãnh đạo trở thành người lãnh đạo giỏi, xây dựng một mối quan hệ với nhà lãnh đạo và thấy được nhà lãnh đạo thực sự.
          Người phục tùng muốn cả nhà lãnh đạo và đồng nghiệp của họ trở nên thật thà và thành thạo. Tuy nhiên, họ muốn nhà lãnh đạo cũng có định hướng tư duy và truyền cảm. Hai đặc điểm sau đây phân biệt vai trò người lãnh đạo từ người phục tùng. Người phục tùng muốn được lãnh đạo không ra lệnh. Nhà lãnh đạo đóng một vai trò quan trọng bằng cách tạo ra môi trường cho phép con người đóng góp tốt nhất. Nhà lãnh đạo có thể sử dụng ý kiến phản hồi để phát triển hiệu quả phục tùng bằng cách tạo ra một thói quen phản hồi đều đặn, sử dụng yếu tố truyền đạt bằng lời, ủng hộ ý kiến phản hồi tích cực và giúp người phục tùng nhìn thấy phản hồi là một cơ hội.
          Hơn nữa, họ mở rộng định hướng và đóng góp của người phục tùng thông qua lãnh đạo tự quản lý, gọi những người lãnh đạo chia sẻ năng lực và trách nhiệm là một cách để bất cứ ai muốn trở thành nhà lãnh đạo.
          Nhà lãnh đạo và phục tùng rèn luyện ý thức về sự độc lập và cộng đồng lẫn nhau trong tổ chức. Cộng đồng được đặc trưng bởi tổng thể, một nền văn hoá tích cực, cuộc đàm luận, chu đáo, tin cậy và chia sẻ lãnh đạo. Cộng đồng thực tiễn là một công cụ quan trọng để xây dựng cộng đồng trong tổ chức. Bởi vì họ có bản chất thực, cộng đồng thực tiễn được tạo ra và được duy trì liên tục đầu tiên bởi người phục tùng sau đó đến nhà lãnh đạo.

Trò chơi đóng vai người phục tùng
          Bạn là một người giám sát sản xuất tại Hyperlink systems. Nhà máy của bạn sản xuất những miếng tròn được sử dụng trong pin điện thoại di động Nokia, máy tính IBM. Hyperlink bị lao vào một sức ép cạnh tranh về giá, vì thế quản lý cấp cao tuyển một cố vấn để hỗ trợ cho  bộ phận sản xuất. Nhà quản trị kế hoạch ,Sue Harris, yêu cầu việc tuyển cử người tư vấn được thực hiện ngay lập tức. Cố ấy thông qua tổng số sản phẩm sản xuất tăng lên. Mục tiêu sản xuất hàng tuần tăng cao hơn. Một số ít công nhân chống lại phương pháp làm việc mới bởi vì họ có thể sản xuất nhiều miếng tròn hơn trong việc sử dụng phương pháp cũ. Hầu hết những công nhân chuyển đổi phương pháp làm việc mới nhưng năng suất lao động không tăng. Thậm chí sau một tháng làm việc nhiều công nhân đã nhận thấy phương pháp làm việc cũ là hiệu quả nhanh chóng và năng suất cao hơn.
Bạn có hai mối quan tâm với Harris, cô ấy đòi hỏi bạn chú ý đến một hội nghị kinh doanh và phút cuối nhà giám sát khác bị thay thế, không có bất kì lời giải thích nào. Cô ấy làm cho triển vọng khác của việc cung cấp và thiết bị  đến với các bộ phận của bạn và không có kèm theo cái gì cả. Bạn nghĩ cô ấy hành động quá nhanh mà không có sự thực hiện đầy đủ và liên tiếp.
          Bạn báo cáo trực tiếp với Harris và đang suy nghĩ về trách nhiệm của bạn là người phục tùng. Viết rõ ràng ở bên dưới, bạn sẽ vận dụng như thế nào trong tình huống này.
Có phải bạn sẽ đương đầu với cô ấy với kiến thức bạn có? Khi nào và ở đâu bạn sẽ gặp cô ta? Bạn sẽ nói gì?
.........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................

Loại hình nào là hiệu quả, người tuân thủ, bị động, có vấn đề tâm lý- mô tả trách nhiệm lớn nhất trong tình huống này.
.........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
Trên lớp học
 Người dạy có thể yêu cầu sinh viên tình nguyện trong vai diễn là nhà quản lý kế hoạch và người giám sát sản xuất. Một vài sinh viên có thể nắm bắt sự thay đổi vai diễn nhà giám sát trên lớp học để biểu thị cấp tiếp cận khác nhau trở thành người phục tùng. Những sinh viên khác có thể yêu cầu cung cấp ý kiến phản hồi  khi có ấn tượng sâu sắc về nhà giám sát sản xuất và trong cách tiếp cận dường như hiệu quả hơn trong tình huống này.
Phát triển lãnh đạo- trường hợp phân tích
General Products Britain
Carl Mitchell thì vui mừng chấp nhận 1 công việc trong văn phòng chính sách Anh của Gerneral Products. Inc- một tập đoàn sản phẩm tiêu dùng đa quốc gia.
Sau hai tháng, Mitchell đã cực khổ. Vấn đề là George Grarrow, người quản lý chung  chịu trách nhiệm ở chi nhánh Anh, người mà Mitchell phải báo cáo.
Garrow làm việc theo cách của ông ta, nguyên tắc quản lý chung“ giữ luôn trong sạch” và không tạo ra lỗi, anh ấy đã hoàn thành công việc bằng cách tránh đi những tranh luận và rủi ro.
Mitchell giải thích với vợ anh “ bất cứ lúc nào em yêu cầu ông ra một quyết định, ông ta chỉ muốn tìm ra cái sâu sắc hơn và cung cấp trên 30 trang dữ liệu, hầu như những cái đó không phù hợp. Anh có thể là những người cải tiến trong giai đoạn khởi sự.
 Ví dụ, Mitchell tin rằng hệ thống ướp lạnh thức ăn sáng và tối, ông ấy sẽ thành công hơn nếu giá thấp. Ông ấy và nhà quản lý 4 dòng sản phẩm của ông ta trải qua những tuần chuẩn bị biểu đồ và đồ thị , yêu cầu thông tin nhiều hơn. Yêu cầu cuối cùng của ông ta về mô hình thời tiết có thể tác động đến thói quen mua sắm dường như là vô lý.
Garrow dường như sợ hãi việc khởi hành từ địa vị (quo). Hệ thống ướp lạnh thức ăn sáng và tối mái đến năm 1970 mới có- kiểu bao bì, thậm chí họ trưng bày rõ lò visa. Garrow sẽ không chấp nhận một chương trình khuyến mãi trong tháng 3 bởi vì khuyến mãi ở những năm trước đến tháng 4 mới công bố.
Garrow đo lường sự phát triển không phải bằng ý tưởng mới hay kết quả doanh số nhưng bằng những giờ trôi qua tại văn phòng. Ông ta đến sớm và sắp xếp lại lịch trình và biểu đồ đến rất khuya và mong muốn kết quả giống nhau cho nhiều người khác.
Sau 4 tháng trong công việc, Mitchell tạo ra nỗ lực cuối cùng với Garrow, Ông ấy tranh cãi rằng chi nhánh đang đề cập đến có một rủi ro lớn, tránh những quyết định cải tiến chúng. Thị phần thì hấp dẫn, chiến lược giá mới và truyền thông cổ động là cần thiết. Nhưng Garrow chỉ thuyết phục sự kiên trì và và bảo Mitchell rằng: anh và những người giám sát sản xuất của anh sẽ xây dựng một tình huống vững chắc hơn. Ngay sau đó, nhà quản lý 2 dòng sản phẩm tốt nhất của Mitchell từ bỏ, tiêu huỷ bởi những cuộc họp kéo dài phân tích những dữ liệu vô nghĩa không có kết quả.
Cửa hàng hạ giá Trams
“ Những thứ là khác nhau chung quanh đây” là câu đầu tiên Jill nghe về nhà quản lý mới của cô. Mr Tyler đang chào đón Jill quay lại làm việc vào mùa hè khác tại Trams, cửa hàng giảm giá toàn quốc. Jill không làm chấn động đến triển vọng của mùa hè khác tại Trams nhưng công việc tìm được là khó khăn.
Bất đắc dĩ, Jill trở lại làm việc từ 6 p.m đến 10 p.m, sự luân phiên tại Trams nơi mà cô làm việc trong bộ phận phục vụ y phục trẻ con và khu vệ sinh phụ nữ. Công việc của cô bao gồm gấp quần áo, xếp ngăn nắp đồ trên giá và kiểm tra giá định kỳ.Cô ấy nhớ lại kinh nghiệm làm việc trước đây của mình tại Trams. Cô ấy được tuyển đầu tiên vì nhà quản lý tìm thấy những sinh viên trường cao đẳng chăm chỉ và Jill cũng làm việc chăm chỉ. Người chủ đầu  tiên của cô tại Trams là Ms Williams, người có nguyên tắc khắt khe, Ở đó họ không có cuộc trò chuyện  giữa các nhân viên hoặc bạn bè khi đi vào cửa hàng. Cứ mỗi người trong số 4 nhân viên bán hàng được phân công làm việc ban đêm và có trách nhiệm ở đó. Với nhóm khách hàng và một số người kiểm tra giá thì hầu hết họ không hoàn thành công việc. Nhưng cứ mỗi tối, Jill lại phải chạy đua với thời gian để hoàn thành công việc của mình. Ms Williams luôn luôn xem và báo giờ cho mọi người mọi người.
           Như Jill đã nói với Mr Tyler, cô ấy ý thức được mọi thứ là khác nhau thực sự. Cô ấy được giới thiệu với những người khác. Tất cả họ dường như biết rõ về một người nào đó và thích làm việc tại Trams. Typer đã rời lúc 6 p.m, từ bỏ công việc làm đêm vì không có người giám sát. Một trong những cô giáo đã giải thích rằng tất cả họ làm việc trong cùng một nhóm để hoàn tất công việc. Nhiều công nhân muốn biết và thích nghe về kinh nghiệm của Jill tại trường cao đẳng. Ban đầu thì khó với Jill nhưng dần dần giao tiếp và làm việc với những người này.
 Lúc đầu tiên, Jill bị hoảng bởi việc thiếu hiểu biết trong bán hàng nhưng trải qua một thời gian cô ấy trở nên thích nó và tham gia vào nó. Cuối cùng công việc được thực hiện lúc rảnh rỗi. Có thể mọi thứ không được tốt như trước và nhà quản lý báo cho bộ phận rằng doanh số giảm nhưng không yêu cầu ai phải thay đổi hành vi của họ. Mọi người có cả Jill bắt đầu trò chuyện nhiều hơn và nghỉ lâu hơn. Một nhân viên bán hàng thậm chí ăn qua loa trên tầng hàng, họ trở nên tuỳ tiện và bừa bãi trong công việc. Jill thích không khí thoả mái, nhưng công việc đúng cách và việc huấn luyện trước làm cho nó trở nên khó khăn cho cô ấy khi cô chấp nhận công việc này. Cô ấy cho rằng cô phải chịu trách nhiệm giảm doanh số và cô ghét nhìn thây bộ phận làm việc của mình bừa bãi. Cô đã bắt đầu đưa ra một đề nghị mới nhưng những người khác không để ý đến cô và tách cô ra khỏi cuộc chơi của họ. Thậm chí cô nói chuyện với Typer, người đồng ý với những đề nghị xuất sắc của cô nhưng ông ấy không bao giờ nói chuyện với người khác. Hành vi của họ tăng lên và không nghiêm túc nhiều hơn. Không một nhân viên bán hàng nào có thể hoàn thành trọn vẹn công việc của mình. Jill biết chất lượng công việc mình giảm là tốt nhưng cô ấy thử nghiệm nặng nề để theo kịp công việc riêng của mình và của người khác. Một lần nữa, Trams trở thành cơn ác mộng.

V.BÀI HỌC KINH NGHIỆM
- Người phục tùng nên tham gia phản hồi trước những quan điểm và công việc của nhà lãnh đạo, tránh bị động
- Một nhà lãnh đạo sẽ không là gì nếu không có cấp dưới, ''Bạn học từ sự bắt đầu rằng bạn không ở trong vị trí nào của sự lãnh đạo, bởi vì bạn thông minh hơn và tốt hơn''. Joe Bagaglo đã từng nói.Ngay khi bạn nghĩ bạn biết tất cả bạn sẽ, bị khủng hoảng. Là nhà lãnh đạo trước hết phải nhận thức rõ được vai trò của cấp dưới hay người phục tùng của mình. Sự thành công của tổ chức chỉ có thể đạt được khi giữa nhà lãnh đạo và người phục tùng có sự hiểu biết lẫn nhau.
- Để có được sự phối hợp hiệu quả giữa người lãnh đạo và người phục tùng thì nhà lãnh đạo cần tạo dựng được mối liên hệ ảnh hưởng qua lại giữa bản thân họ và người phục tùng trên cơ sở của sự tin tưởng, hợp tác và cam kết cùng hướng đến mục tiêu đã định. Khuyến khích mạnh mẽ sự phát triển của cấp dưới để tạo ra những người phục tùng hiệu quả. Đây chính là nguồn sức mạnh cho tổ chức. Nhà lãnh đạo không phải là con đường một chiều, tức nhà lãnh đạo và người phục tùng có vai trò đối ngẫu. Nhà lãnh đạo giỏi phải được tìm trong những người phục tùng hiệu quả. Vì thế nhà lãnh đạo cần phải kết hợp hai vai trò này một cách hiệu quả nhằm thực hiện tốt trách nhiệm mà tổ chức giao phó cho mình.

 DOWNLOAD tài liệu ( CLICK DOWNLOAD)
Previous
Next Post »

Đã đăng bình luận thành công. ConversionConversion EmoticonEmoticon